Phong hóa Hồ_trung_yêu_nữ

Thành huy Hà Nội giai đoạn 1888 - 1954 phỏng ý nghĩa hồ trung yêu nữ ban Excalibur cho đức vua Arthur quang phục.

Trong khoảng bảy thế kỷ tiếp sau đã phát sinh khối lượng lớn tác phẩm đề cập tới nhân vật hồ trung yêu nữ với thi pháp vô cùng phong phú, mà đa số là các bản tình ca về yêu nữ với phù thủy Merlin. Sang hiện đại hậu kì, hồ trung yêu nữ lại được đưa lên sân khấuđiện ảnh với chức năng khá trọng yếu trong từng thời điểm câu truyện. Điều đó chứng minh sức hút của hình tượng văn chương này. Ngoài ra, trên các biểu chương và gia huy thường tạc cánh tay phải trồi lên mặt nước, giương cao một thanh gươm, để tượng trưng cho sự trường tồn của thực thể.

Cận tết nguyên đán 2014, dư luận mạng xã hội đả kích Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SHB) in tờ lịch có nội dung "sai lịch sử" hồ Hoàn Kiếm khi nói rằng vua Lê cầm kiếm đuổi rùa. Khi được báo giới phỏng vấn, tác gia Trần Quang Đức dẫn các sách Sơn cư tạp thuật, Tang thương ngẫu lục, Đại Nam nhất thống chí, Hà thành kim tích khảo để giải thích rằng: Đây chỉ là truyền thuyết chứ không thể nào là lịch sử. Vả chăng, tình tiết "vua Lê trả kiếm" chỉ xuất hiện sớm nhất ở đầu thế kỉ XX trong Quốc văn giáo khoa thư, phỏng theo một chi tiết trong lớp truyền thuyết Arthur. Trước thế kỉ XX, mọi thư tịch đều nói đại khái rằng, vua Lê cầm kiếm đuổi rùa hoặc ném rùa, vì thế nội dung lịch chí ít khớp cũng với cổ thư[11].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồ_trung_yêu_nữ http://www.kingarthursknights.com/others/ladylake.... http://archive.org/details/studiesinfairym00patogo... //www.jstor.org/stable/44938600 //www.worldcat.org/issn/0035-8002 https://books.google.com/books?id=fGAoDwAAQBAJ&pg=... https://www.grimmstories.com/vi/grimm_truyen/con_n... https://d.lib.rochester.edu/camelot/theme/lady-of-... https://d.lib.rochester.edu/camelot/theme/vivien https://digitalcommons.winthrop.edu/graduatetheses... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Lady_o...